Phác thảo công việc – Tìm tòi ,sáng tạo trong công việc

Ở bước này, bạn nên để ý tới triệu chứng mà các nhà khoa học thường gọi là “dửng dưng” xảy ra khi một người thụ động và bàng quan, không muốn đóng góp gì vì tin rằng sẽ chẳng có chuyện gì thay đổi được dù có làm gì đi nữa.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Bạn đã bao giờ để ý tới điều này chưa? Từ khi công ty xuất hiện một Người quản lý Văn Phòng mới vào 6 tháng trước, trọng tâm của công việc đã thay đổi một cách tinh tế.

Người tiền nhiệm, Rebecca, đã làm rất tốt công việc của mình nhờ sử dụng tư duy tài chính để phát triển quy trình kiểm tra báo cáo tài chính hàng tháng của tất cả các dự án trong chương trình. Người kế kế nhiệm, Stephen, lại có cảm nhận tinh tế đặc biệt về đồ họa. Anh ấy sử dụng tài năng của mình để thiết kế các bản báo cáo tiến độ khiến cho các thông tin quan trọng trở nên đẹp mắt và hiệu quả hơn . Cả hai đều đã làm tốt việc của mình và đóng góp hiệu quả cho công ty và đội nhóm.

Vậy là sao? Điều đó có nghĩa là cả Rebecca và Stephen đều đang áp dụng ý tưởng “tùy chỉnh công việc” cho phép mình tự do nhào nặn phương pháp làm việc phù hợp với kĩ năng và sở thích của bản thân. Nhờ “tùy chỉnh công việc”, bạn tập dụng được điểm mạnh để chuyển trọng tâm công việc sang những thứ mình có thể làm tốt và tránh xa “gót chân Asin”.

“Tùy chỉnh công việc” tuy đơn giản nhưng lại là công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát công việc tốt hơn và gây ấn tượng mạnh mẽ với đồng nghiệp và cấp trên. Trong thực tế có một số công việc hoàn toàn có thể cho phép bạn được “thêm thắt” mà không cần chờ cấp trên phê duyệt.

4 bước tắt đầu “

Quyết định xem bạn muốn thay đổi cái gì?
Đánh giá sự thay đó ảnh hưởng tới bạn và môi trường việc ra sao
Hành động để tạo ra thay đổi tích cực
Kiểm tra, Điều chỉnh và Tiếp tục
Phân tích sâu hơn vào từng chi tiết, ta thấy

Bước 1: trong công việc để thay đổi điều gì?

Bạn có thể tạo sự thay đổi trong một số lĩnh vực sau để phác phảo cách mà bạn làm việc, để nó trở nên gần hơn với công việc lý tưởng của bạn.

Nội dung nhiệm vụ: bao gồm cải tiến công việc hiện có, thay đổi phương thức làm việc dựa trên kỹ năng và kiến thức của mình. Đó là cách Rebecca và Stephen đã dùng để sáng tạo trong công việc Quản lý Chương trình Văn phòng.
Tóm lại, cách này tạo cơ hội để bạn phát huy sở trường của mình.

Mối quan hệ: Bạn xem việc kết nối và tương tác với đồng nghiệp chính là cách để sáng tạo trong công việc. Trong ví dụ của chúng tôi, Stephen có thể áp dụng thay đổi này bằng cách tình nguyện giúp đỡ một nhân viên mới.
Mục đích: Bạn cũng có thể tái xác định lại công việc hiện tại theo hướng phản ánh được ảnh hưởng trực tiếp từ công việc đó thay vì mô tả bản thân công việc đó. Ví dụ, một lập trình viên làm việc cho phòng CNTT của một hãng hàng không có thể tái định vị lại công việc của mình là “giúp mọi người tận hưởng một hành trình thật thoải mái” từ công việc hiện tại là “lập trình”. Để hiểu thêm, tìm đoc bài viết Kiến tạo sự hài lòng trong công việc.
Chú ý:

KHÔNG PHẢI BẤT KÌ NHIỆM VỤ NÀO CŨNG CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC “TÙY CHỈNH CÔNG VIỆC” ĐƯỢC. BẠN CÓ THỂ SÁNG TẠO TRONG VÀI PHẦN ĐỂ CÔNG VIỆC THÚ VỊ HƠN NHƯNG LẠI KHÔNG THỂ HỌC HỎI THÊM KỸ NĂNG HOẶC TẠO RA SỰ THAY ĐỔI HOÀN TOÀN. DO ĐÓ, CHỈ CẦN TẠO RA THAY ĐỔI TRONG 2 PHƯƠNG ÁN ĐẦU THÔI.

Bước 2: Đánh giá xem sáng tạo trong công việc sẽ ảnh hưởng đến bạn và môi trường làm việc như thế nào

Sau khi xác định điều gì nên thay đổi, bạn cần đánh giá tác động tiềm ẩn của chúng lên môi trường làm việc xung quanh bao gồm khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, giám đốc và toàn bộ công ty.

Mục đích cuối cùng của sự sáng tạo ngày là tìm ra giải pháp mà cả 2 bên cùng có lợi. Chẳng hạn, bạn có thể dùng kinh nghiệm sử dụng hệ thống kế toán nội bộ để huấn luyện nhân viên mới hoặc cập nhật những thay đổi hệ thống đó cho đồng nghiệp. Từ đó,bản thân bạn sẽ nhận về những niềm vui nho nhỏ khi chỉ dẫn người khác, nâng cao lòng tự tôn, giao tiếp nhiều hơn với các phòng ban khác còn công ty thì nhận được nguồn nhân lực làm việc hiệu quả hơn và được đào tạo bài bản.

Trong mọi tình huống, nên tránh xảy ra tình trạng sử dụng sự sáng tạo để hơn – thua trong công việc. Ví dụ, để không phải họp hành với cấp trên, bạn giả vờ “sáng tạo” bằng cách dành thời gian nhiều hơn trong phòng thí nghiệm để cấp trên khó tìm thấy bạn! Có lẽ bạn sẽ tránh được những cuộc gặp như thế trong thời gian ngắn, nhưng ảnh hưởng chung cuộc sẽ không mấy khả quan.

Vì thế, bạn nên hướng sự sáng tạo đó để tạo ra kết quả hữu ích hoặc ít nhất phải tương thích với môi trường làm việc. Nếu không, quay lại bước đầu tiên và tìm ra một cách khác để sáng tạo xem.

Nếu đang làm việc trong vai trò quản lý, bạn nên cân nhắc kỹ càng khi áp dụng sáng tạo trong công việc bởi vì bất kì thay đổi nhỏ nào từ phía bạn chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng to lớn đến cấp dưới.

Bước 3: Hành động để đặt một tốt vào đúng chỗ

Ở bước này, bạn nên để ý tới triệu chứng mà các nhà khoa học thường gọi là “dửng dưng” xảy ra khi một người thụ động và bàng quan, không muốn đóng góp gì vì tin rằng sẽ chẳng có chuyện gì thay đổi được dù có làm gì đi nữa.

Sáng tạo trong công việc cho bạn cơ hội để thay đổi tình hình này. Bằng cách tái tập trung công việc của bạn theo cách này, bạn quyết định nên làm gì để công việc tốt hơn và hiệu quả hơn, từ đó quyết định thực hiện những thay đổi cần thiết. Điều kiện duy nhất là quyết định đó phải khiến cả công ty cũng được lợi như đã đề cập ở Bước 2.

Bước 4: kiểm tra tiến độ, điều chỉnh và tiếp tục

Sau khi hiểu rõ cả 3 bước trên, bạn nên tiến hành các sáng tạo và thay đổi cần thiết, kiểm tra xem thay đổi đó có cho bạn kết quả mong muốn không, cấp trên và khách hàng của bạn có hài lòng không; có tương thích với môi trường làm việc xung quanh không. Nếu sau khi kiểm tra cho ra kết quả tốt, bạn nên biến những thay đổi đó thành thói quen của mình.

Sáng tạo trong công việc có lợi gì?

Yêu thích công việc hiện tại:

– Tiếp cận công việc năng động và nhiệt tình hơn

– Khuyến khích phát triển cá nhân bằng cách cải thiện kỹ năng

Càng hoàn thiện kỹ năng sáng tạo trongcông việc càng tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến.

Lời khuyên 1:

CÓ THỂ HỎI Ý KIẾN CẤP TRÊN VỀ CÁCH THỨC SÁNG TẠO CÔNG VIỆC NHƯNG ĐỪNG ĐỢI HOẶC MONG CHỜ SỰ ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRƯỚC KHI BẠN BẮT ĐẦU. HÃY CỨ CHỦ ĐỘNG TRƯỚC.

Lời khuyên 2:

ĐỪNG NGHĨ CÓ THỂ ĐỊNH HÌNH HOÀN TOÀN LẠI CÔNG VIỆC VÌ BẠN ĐƯỢC THUÊ ĐỂ LÀM NHIỆM VỤ HIỆN TẠI CƠ MÀ. DO ĐÓ KHI BẮT ĐẦU SÁNG TẠO CÔNG VIỆC, HÃY NHỚ PHẢI ĐÁP ỨNG TẤT CẢ NHIỆM VỤ ĐÃ ĐƯỢC GIAO.

Lời khuyên 3:

ĐỂ TÌM KIẾM NGUỒN CẢM HỨNG KHI SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC, HÃY SO SÁNH VỚI NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRONG CÔNG VIỆC VÀ NHỮNG NGƯỜI THẬT SỰ YÊU THÍCH CÔNG VIỆC CỦA HỌ. BẰNG CÁCH PHÂN LOẠI KINH NGHIỆM CỦA HỌ THEO DANH SÁCH Ở BƯỚC 1, BẠN CÓ THỂ KHÁM PHÁ RA VÀI Ý TƯỞNG THÚ VỊ VÀ TÌM HIỂU CÁCH THỰC HIỆN.

Điểm cốt lõi:

Sáng tạo trong công việc sẽ giúp bạn thay đổi một vài khía cạnh công việc hiện thời cho phù hợp hơn với mình trong đó có 4 bước cơ bản: Quyết định điều gì muốn thay đổi, tìm kiếm giải pháp đôi bên cùng có lợi, thực hiện thay đổi đó, kiểm tra xem chúng có ảnh hưởng tích cực không, và biến thay đổi đó trở thành thói quen.

Một nhân tố quan trọng khác để sáng tạo công việc thành công là phải tự chủ động mà không cần đợi cho giám đốc hay cấp trên hướng dẫn. Làm được điều đó, bạn sẽ có thể nâng cao kết quả công việc, yêu thích công việc hơn, xây dựng kỹ năng và nâng cao khả năng xủ lý công việc của mình.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *