Cách chào hỏi bạn cần phải biết ở trong giao tiếp

Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào thì cấp trên chào lại; Đối với đồng nghiệp cùng cấp thì người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước

Người xưa thường dạy “tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ – lễ nghĩa, tức là những phép tắc cư xử trong gia đình và xã hội, là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi con người đều có nhu cầu giao tiếp để tạo mối liên hệ với những người xung quanh và đồng nghiệp. Qua giao tiếp bạn có thể đánh giá được môi trường làm việc, cũng như tính cách của mỗi con người.

Bài viết dưới dây là một số quy tắc về . Đây là một trong những kỹ năng đời thường, nhưng đôi khi chúng ta không để ý hoặc chưa có sự hiểu biết thấu đáo. Nếu áp dụng những quy tắc này trong giao tiếp, chúng ta sẽ hiểu nhau, tự tin hơn và để lại ấn tượng tốt cho người đối thoại.

:

Đứng với tư thế đĩnh đạc nhất, hướng mắt nhìn người đối diện để thể hiện sự tôn trọng.

Giữ thế lưng thẳng, gật đầu chào.
Mỉm cười thể hiện sự thân thiện.
Ánh mắt thân thiện bày tỏ thiện chí sau khi chào hỏi.
Khi người bạn đang muốn chào đang bận giao tiếp với người khác, bạn có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng.
Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào thì cấp trên chào lại; Đối với đồng nghiệp cùng cấp thì người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước

Bạn có biết nguồn gốc của cái bắt tay?: Bắt tay là cử chỉ xuất hiện ngay từ thuở bắt đầu xuất hiện nền văn minh loài người. Thoạt đầu, nó được hiểu là bạn muốn biểu thị trong tay mình không có vũ khí khi gặp mặt ai đó lần đầu tiên. Sau này, nó thể hiện một hoạt động giao tiếp thường thấy trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên, hay bạn bè lâu ngày gặp lại, chào tạm biệt, chúc mừng hay hòa giải…v.v. Bắt tay cách chào hỏi trong giao tiếp mà chúng ta thường áp dụng.

> Cách bắt tây trong giao tiếp |

Cái bắt tay được xem là nghệ thuật giao tiếp. Cách bắt tay, thời gian bắt tay sẽ cho biết thái độ và cách cư xử của người đối diện. Ngoài ra, nó còn thể hiện phần nào tính cách riêng của bản thân và ấn tượng để lại. Nhà văn Mỹ Helen Keller – Bà vừa bị điếc và bị mù, từng nói về cái bắt tay: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách hai người như cách xa vạn dặm, nhưng cũng có cái bắt tay tràn đầy năng lượng ánh sáng, lưu lại cho bạn cảm giác cực kì ấm áp”.


Cách thức bắt tay:

Dùng một tay và thường dùng tay phải để bắt.
Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt người đó (tránh nhìn vào mắt người đối diện nếu đó là Chủ tịch nước hoặc người đứng đầu cộng đồng tôn giáo).
Bắt tay trong tư thế bình đẳng, đứng thẳng người (phụ nữ có thể ngồi) với tình hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ nên siết nhẹ để biểu hiện sự nồng ấm thân thiết.
Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự những người đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn và người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần phải chờ đối tác chìa tay trước.
Không cúi lưng hoặc cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay.
Không tỏ ra thái độ khúm núm, cong gập người quá độ dù là đối tượng quan trọng đến mức nào.
Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc lia lịa, lắc nhiều lần, không nên bắt tay kèm theo cười nói oang oang, toe toét, huênh hoang, giơ cả hai tay.
• Không buông thõng hay thả lỏng tay hoặc biểu hiện sự hời hợt khi bắt tay.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *